Dầu là một loại hàng hóa và hàng hóa thì có đặc điểm là không có sự khác biệt đáng kể giữa các hàng hóa do các nhà cung cấp khác nhau cung cấp. Không phải nói quá khi nói rằng dầu là mặt hàng quan trọng nhất đối với nền kinh tế toàn cầu hiện đại và vì vậy, với tư cách là một nhà giao dịch, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ các đặc điểm chính của dầu và thị trường dầu khi đưa ra chiến lược giao dịch dầu và với tư cách là một nhà đầu tư khi xây dựng danh mục đầu tư đa dạng, để có thể thu được lợi nhuận tối đa.
Lịch sử của dầu
Dầu được phát hiện lần đầu tiên vào năm 600 trước Công nguyên, nhưng thực sự trở thành hàng hóa thiết yếu như ngày nay vào thế kỷ 19. Dầu ban đầu được sử dụng thay cho than đá, khi công nghệ phát triển theo thời gian, dầu được coi là nguồn năng lượng phổ biến nhất do nhu cầu gia tăng bắt nguồn từ việc tăng sở hữu ô tô và tăng mức sử dụng điện. Ban đầu vào thế kỷ 20, việc sản xuất dầu chủ yếu được kiểm soát bởi nhóm 7 công ty dầu khí lớn (còn gọi là “Seven Sisters”) bao gồm: Exxon, Shell, BP, Mobil, Texaco, Gulf và Chevron. Tuy nhiên, kể từ giữa thế kỷ 20, cán cân quyền lực trong ngành đã thay đổi mạnh mẽ. Nhóm Seven Sisters hoạt động tại nhiều quốc gia sản xuất dầu trên khắp thế giới, nhưng chính phủ các quốc gia này cảm thấy rằng họ đang bị bóc lột tài nguyên thiên nhiên.
Sau đó, họ đã thành lập liên minh kinh tế OPEC (Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ) vào năm 1960 với các thành viên đáng chú ý hiện nay bao gồm Venezuela, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ngày nay, OPEC nắm giữ ít quyền lực hơn trước đây do những tiến bộ trong quy trình lọc dầu. Ngày nay, các quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất là Venezuela, Canada và Ả Rập Saudi.
Giao dịch Dầu
Khối lượng lớn và tần suất giao dịch dầu lớn hơn có nghĩa là các xu hướng trên thị trường dầu dễ dự đoán hơn. Một lượng lớn giao dịch trên thị trường dầu được thực hiện thông qua các hợp đồng tương lai. Đây là những hợp đồng trong đó bên mua đồng ý mua một lượng dầu nhất định ở một mức giá nhất định trong tương lai, chấp nhận rủi ro của bên sở hữu loại dầu này ở hiện tại, nhằm tạo ra lợi nhuận (với hy vọng rằng giá thị trường của dầu khi hợp đồng này có hiệu lực sẽ cao hơn mức giá mua ban đầu). Các nhà giao dịch trên thị trường dầu cũng giao dịch các hợp đồng quyền chọn (hợp đồng tương lai không có nghĩa vụ). Có vô số yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá dầu và thị trường dầu, vì vậy không thể dự đoán chính xác giá dầu trong tương lai. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thảo luận về các yếu tố chính dưới đây để bạn có thể thử đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình sau khi nắm bắt được những kiến thức cần thiết.
Giá dầu chịu ảnh hưởng bởi điều gì?
Nhu cầu
Bạn cần lưu ý rằng nhu cầu về một loại hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến giá hàng hóa đó và nhu cầu về dầu có thể lên tới 98 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2023. Do đa phần các quốc gia trên thế giới đều phụ thuộc vào dầu, nên nhu cầu về dầu sẽ tương đối cố định, tức là nếu giá dầu tăng, nhu cầu sẽ không giảm theo tỷ lệ với giá dầu. Nhu cầu có xu hướng tăng trong thời kỳ “bùng nổ” của chu kỳ kinh tế và giảm trong thời kỳ “suy thoái” của chu kỳ kinh tế. Ví dụ, trong đại dịch COVID-19, nhu cầu về dầu giảm xuống mức thấp lịch sử và OPEC phải nhanh chóng chạy đua để bình ổn giá, mặc dù vậy giá dầu vẫn giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm.
Nguồn cung
Với vai trò là một nhà giao dịch, bạn cũng cần hiểu rõ nguồn cung sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá dầu và điều gì sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung dầu. Sản lượng dầu được dự đoán sẽ cao hơn một chút so với nhu cầu vào năm 2023 ở mức 101 triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, khả năng phát hiện dầu và trữ lượng mới có xu hướng giảm kể từ đầu những năm 2010 do việc giảm giá dầu không mang lại nhiều động lực.
Tâm lý
Có hai loại nhà giao dịch lớn sẽ giao dịch trên thị trường sản phẩm phái sinh dầu mỏ: nhà giao dịch phòng ngừa rủi ro và nhà đầu cơ. Nhà giao dịch phòng ngừa rủi ro mua hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn để tự bảo vệ mình khi giá dầu có thể tăng lên trong tương lai. Nhà đầu cơ là người mua hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn nhằm kiếm lợi nhuận. Điều quan trọng là phải hiểu được tâm lý có thể ảnh hưởng như thế nào đến những người mua có các mục tiêu hoàn toàn khác nhau này. Ví dụ, nếu tâm lý của nhà giao dịch phòng ngừa rủi ro cho rằng giá sẽ tăng mạnh thì có thể họ sẽ mua hợp đồng tương lai để tự bảo vệ mình trước rủi ro phải trả giá cao hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nếu tâm lý của nhà đầu cơ cho rằng giá sẽ tăng mạnh thì có thể họ sẽ mua hợp đồng tương lai để sau đó họ có thể bán lại dầu ở mức giá cao hơn. Điều đáng chú ý là tâm lý có thể gây ra những thay đổi mạnh mẽ đến chính giá cả.
Chu kỳ giá hàng hóa
Xét từ lịch sử của dầu (nhưng xin lưu ý rằng những gì đã xảy ra trước đây không được đảm bảo sẽ xảy ra một lần nữa), dường như có một chu kỳ giá hàng hóa kéo dài khoảng 29 năm, trong đó cứ khoảng 29 năm một lần, chỉ số giá hàng hóa lại đạt mức đỉnh.
Các yếu tố địa chính trị
Chúng ta đã đề cập ngắn gọn về các yếu tố địa chính trị có thể ảnh hưởng đến giá dầu, đáng chú ý nhất là chúng ta đã xem xét cách OPEC tác động đến giá dầu nhưng ngoài ra còn có những yếu tố địa chính trị khác. Chẳng hạn, việc Nga xâm lược Ukraine khiến giá dầu tăng chóng mặt, do Liên minh Châu Âu phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ từ Nga. Do đó, các yếu tố địa chính trị của quốc gia và khu vực có khả năng sẽ ảnh hưởng đến giá dầu trên toàn cầu.
Đô la Mỹ
Một yếu tố quan trọng khác cần lưu ý khi giao dịch dầu là sức mạnh của đồng đô la Mỹ. Tất cả giá dầu đều được báo giá bằng đô la Mỹ, nghiễm nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến giá dầu. Trong lịch sử, khi đồng đô la Mỹ mạnh lên, giá dầu sẽ giảm tính theo đồng Đô la và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Đô la Mỹ và giá dầu đang trở nên bất ổn hơn do sản lượng dầu của Hoa Kỳ tăng lên. Điều này là do Hoa Kỳ đã trở thành nhà xuất khẩu dầu mỏ ròng.
Do đó, việc giá dầu tăng có thể ảnh hưởng tích cực đến thâm hụt thương mại ở Hoa Kỳ, từ đó có thể tác động tích cực đến tỷ giá hối đoái của Hoa Kỳ. Tác động tích cực này lại cạnh tranh với ảnh hưởng của việc giảm chi phí thùng dầu khi giá Đô la Mỹ tăng, đó là lý do tại sao mối quan hệ giữa dầu và Đô la Mỹ trở nên bất ổn hơn trong những năm gần đây.
Lạm phát
Khi giao dịch dầu, bạn cần nắm rõ mối quan hệ giữa giá dầu và lạm phát. Do dầu được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho nhiều loại hàng hóa, nên khi giá dầu tăng thì lạm phát sẽ tăng. Trước đây, vấn đề này đóng vai trò quan trọng hơn so với ngày nay vì ngày nay các ngành ít phụ thuộc vào dầu hơn. Do đó, nhà giao dịch/nhà đầu tư cần lưu ý vấn đề này khi đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình.
Tóm tắt nội dung chính về giao dịch dầu
Bây giờ, bạn đã hiểu rõ hơn về dầu là gì, tại sao giao dịch dầu lại có lợi và các yếu tố chính ảnh hưởng đến cách bạn giao dịch dầu. Một nội dung quan trọng là bạn phải hiểu rõ các yếu tố chính thúc đẩy biến động giá cũng như những rủi ro và lợi ích của việc giao dịch dầu, từ đó cho phép bạn tiếp tục xây dựng chiến lược giao dịch của mình và giúp các nhà đầu tư đa dạng hóa hơn nữa danh mục đầu tư bằng các tài sản có tiềm năng sinh lời đáng kể. Hãy tham gia giao dịch dầu với Hantec Markets!