Thị trường tiền tệ có lịch sử lâu dài và phức tạp, nhưng dù sao cũng rất thú vị. Thị trường tiền tệ là một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu và đã phát triển qua nhiều năm để đáp ứng nhu cầu của các nhà giao dịch và nhà đầu tư. Qua nhiều thế kỷ, thị trường tiền tệ đã phát triển thành các sàn giao dịch tài chính phức tạp cho phép các quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân mua bán hàng hóa và dịch vụ trên khắp thế giới.
Ngày nay, thị trường tiền tệ là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nền kinh tế toàn cầu. Với vai trò là nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ lịch sử của các thị trường này để đưa ra các quyết định sáng suốt. Trong bài đánh giá lịch sử này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc ban đầu của thị trường tiền tệ cho đến hệ thống phức tạp mà chúng ta có ngày nay và thảo luận về một số sự kiện chính đã định hình quá trình phát triển của thị trường, bao gồm:
Nếu bạn muốn tìm hiểu về một trong những khía cạnh quan trọng nhất của giao dịch toàn cầu thì hãy đọc tiếp bài viết này!
Thị trường tiền tệ trước đây
Giao dịch tiền tệ đã diễn ra trong hàng thế kỷ và có thể bắt nguồn từ những khoảng thời gian có trong Kinh thánh! Trong thời Trung Đại, các ngân hàng được thành lập và sử dụng để giao dịch tiền tệ giữa châu Âu và một vài khu vực ở châu Á. Nhưng phải đến khi thiết lập chế độ Bản vị vàng, thị trường tiền tệ mới bước vào giai đoạn có thể được gọi là “kỷ nguyên hiện đại”.
Bản vị vàng
Bản vị vàng là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của một loại tiền tệ được gắn với giá trị của vàng. Trong hệ thống này, tiền giấy có thể được đổi thành vàng theo tỷ giá cố định. Tỷ giá hối đoái của hai loại tiền tệ bất kỳ được tính theo giá của một ounce vàng giữa hai loại tiền.
Tuy nhiên, vào đầu Thế chiến thứ nhất, Bản vị vàng bị phá vỡ, không còn là hệ thống tiền tệ nữa, khi các quốc gia lớn ở châu Âu in tiền để chi trả cho các dự án quân sự lớn. Bản vị vàng đã xuất hiện trở lại vào giữa hai Thế chiến nhưng đã bị loại bỏ vào năm 1939.
Bretton Woods
Các nước Đồng minh đã họp mặt vào năm 1944 tại Bretton Woods, New Hampshire, Hoa Kỳ và đồng ý thiết lập tỷ giá hối đoái cố định, với đồng Đô la Mỹ thay thế vàng làm tiền tệ dự trữ chính. Đồng Đô la Mỹ đã trở thành đồng tiền chuẩn để trao đổi tiền tệ, được hỗ trợ bởi vàng.
Hệ thống Bretton Woods triển thành công cho đến đầu những năm 1970. Vào thời điểm đó, Bộ Tài chính Hoa Kỳ không thể quản lý tất cả các đồng Đô la Mỹ do các ngân hàng trung ương nước ngoài nắm giữ bằng vàng. Tổng thống Hoa Kỳ, Richard Nixon đã đóng “cửa sổ vàng”, vào ngày 15 tháng 8 năm 1971. Điều này có nghĩa là đình chỉ việc dễ dàng quy đổi từ Đô la Mỹ ra vàng, dẫn đến sự chấm dứt của hiệp định Bretton Woods.
Hiệp định Bretton Woods vẫn có hiệu lực khi ba tổ chức toàn cầu được thành lập.
- Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (một phần của Ngân hàng Thế giới).
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
- Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Tổ chức này sau này trở thành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hiệp định Smithsonian
Sau khi kết thúc hiệp định Bretton Woods, Hiệp định Smithsonian được thiết lập vào năm 1971, đã chốt giá đồng Đô la Mỹ so với vàng ở mức 38 USD/ounce, trong biên độ giao dịch 2,25%. Đây là nỗ lực ngắn hạn để ổn định tỷ giá hối đoái. Hoa Kỳ, từ lâu đã chốt giá đồng Đô la Mỹ so với vàng, đồng ý tăng giá vàng và cho phép các loại tiền tệ khác biến động so với Đô la Mỹ. Mục tiêu là tạo ra một hệ thống tiền tệ quốc tế ổn định hơn, nhưng hiệp định này đã sụp đổ chỉ vài tháng sau đó khi đồng Đô la Mỹ bắt đầu mất giá trị. Hiệp định này thất bại là một yếu tố chính dẫn đến việc xây dựng hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi hiện đại. Cho dù cuối cùng đã thất bại, Hiệp định Smithsonian vẫn đánh dấu một thời điểm quan trọng trong lịch sử kinh tế.
Thỏa ước Plaza
Thỏa ước Plaza là hiệp định giữa Hoa Kỳ và bốn nền kinh tế lớn khác – Nhật Bản, Tây Đức, Pháp và Vương quốc Anh – để phá giá đồng Đô la Mỹ nhằm điều chỉnh thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng tăng của Hoa Kỳ. Ngoài ra, mục đích của Thỏa nước này là hỗ trợ nền kinh tế Hoa Kỳ (và toàn cầu) phục hồi sau cuộc suy thoái vào đầu những năm 1980. Thỏa ước này được đặt tên là Thỏa ước Plaza vì nó được thỏa thuận tại Khách sạn Plaza ở New York vào ngày 22 tháng 9 năm 1985. Sự mất giá của đồng Đô la Mỹ đã khiến hoạt động xuất khẩu của Hoa Kỳ mang tính cạnh tranh hơn và giúp giảm thâm hụt thương mại. Thỏa ước Plaza đã đạt được thành công trong mục tiêu giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ, nhưng nó cũng gây ra một số hậu quả không mong muốn. Trong đó đáng chú ý nhất là việc đồng Yên Nhật tăng giá khiến hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản trở nên đắt đỏ hơn, dẫn đến sự suy giảm rõ rệt về khả năng tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản. Thỏa ước Plaza là một lời nhắc nhở rằng ngay cả những hiệp định vốn có mục đích tốt đôi khi cũng có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
Thời gian diễn ra các sự kiện chính của thị trường tiền tệ
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
Trước năm 1875 | Thị trường tiền tệ trước đây |
1875-1939 | Bản vị vàng |
1944-1971 | Bretton Woods |
1971-1973 | Hiệp định Smithsonian |
1985-1987 | Thỏa ước Plaza |
Năm 1987 đến nay | Thị trường tiền tệ hiện đại |
Thị trường tiền tệ ngày nay
Thị trường tiền tệ ngày nay thay đổi liên tục, được thúc đẩy bởi một loạt các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội có mối liên hệ với nhau. Điểm cốt lõi của các thị trường này là khái niệm về tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, cho phép các loại tiền tệ dao động để đáp ứng sự thay đổi của cung và cầu. Hệ thống biến động liên tục này chịu ảnh hưởng lớn bởi sự phát triển ở cấp độ toàn cầu, với các sự kiện tài chính và địa chính trị bên ngoài như lệnh trừng phạt, hiệp định thương mại và thay đổi mức lãi suất gây ảnh hưởng đáng kể đến các loại tiền tệ riêng lẻ. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ trong công nghệ và công cụ truyền thông, việc cập nhật về các xu hướng trên thị trường tiền tệ trên toàn thế giới đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết cho tất cả mọi người. Kỷ nguyên giao dịch tiền tệ hiện đại ngày nay đã tạo ra những cơ hội thú vị cho các nhà giao dịch ở mọi cấp độ – cho dù bạn là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay mới bắt đầu hành trình hướng tới khả năng độc lập về tài chính. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một phần trong môi trường phát triển với nhịp độ nhanh này và học hỏi những kiến thức cần thiết để lèo lái con tàu trong vùng nước đầy sóng gió này, thì tại sao bạn không tham gia vào thị trường tiền tệ ngày nay bằng cách sử dụng Tài khoản giao dịch trực tiếp của Hantec Markets.